[Phần 2] Những Điểm Cơ Bản Về Bố Cục! Chủ Đề Chính & Chủ Đề Phụ và Bố Cục Tam Giác
Trong phần 2 của hướng dẫn dễ hiểu về kiến thức cơ bản về bố cục, quan hệ giữa chủ đề chính và chủ đề phụ được giải thích là điểm đầu tiên bạn cần chú trọng khi chụp ảnh. Ngoài ra, bố cục tam giác được giới thiệu để chụp ảnh một cách ổn định. Bài viết này lý tưởng cho những ai chưa từng chú ý đến bố cục khi chụp ảnh. Chúng ta hãy tìm hiểu những điểm cơ bản bằng cách sử dụng các hình minh họa và ảnh ví dụ. (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)
Xác Định Vai Trò Chỉ Đạo và Hỗ Trợ trong Bố Cục. Chủ Đề Chính & Chủ Đề Phụ
Tìm kiếm các chủ đề phụ để làm nổi bật chủ đề chính
Chủ đề phụ trông giống chủ đề chính.
Đỏ: Chủ đề chính
Xanh dương: Chủ đề phụ
Mặc dù chúng có thể có màu sắc hay hình dạng khác nhau, không thể xác định rõ chủ đề chính và chủ đề phụ nếu chúng xuất hiện với độ lớn bằng nhau trong ảnh. Trong ảnh này, chủ đề phụ là nền trước, có màu sáng hơn, có thể xuất hiện rõ hơn chủ đề chính đối với một số người xem.
Chủ đề chính và chủ đề phụ không phân biệt được.
Đỏ: Chủ đề chính
Xanh dương: Chủ đề phụ
Nhìn từ phía trước, chiếc máy kéo có vẻ có kích thước nhỏ và không nổi bật do có màu tối, làm cho khó nhận ra chủ đề chính.
Đặt chủ đề chính ở giữa và điều chỉnh kích thước xuất hiện của nó.
Đỏ: Chủ đề chính
Xanh dương: Chủ đề phụ
Ở đây, tôi đã điều chỉnh vị trí của chủ đề chính và cũng điều chỉnh độ lớn của nó trong ảnh. Làm như thế sẽ giúp dễ nhận biết chiếc máy kéo màu đỏ là chủ đề chính.
Chủ Đề Chính & Chủ Đề Phụ: Chú ý nét và bố cục theo vai trò
Chủ đề chính và chủ đề phụ của một bố cục có thể lần lượt ví với vai trò chỉ đạo và vai trò hỗ trợ của một chương trình trình diễn trên sân khấu. Việc không duy trì một sự cân bằng tốt giữa chúng sẽ dẫn đến ảnh không thể chuyển tải ý định của nhiếp ảnh gia. Do đó bạn nên tạo ra những cách để làm cho chủ đề chính có vẻ quyến rũ nhất bằng cách cân nhắc cẩn thận những yếu tố như nơi đặt chủ đề chính, góc chụp nó, và nó chiếm bao nhiêu diện tích trong bố cục. Nhưng một điểm cân nhắc quan trọng khác là vị trí nét. Bất kể đối tượng xuất hiện trong ảnh lớn thế nào, nó sẽ không trở thành chủ đề chính nếu đối tượng đó bị mất nét. Ví dụ bên dưới minh họa chủ đề chính khác nhau thế nào tùy theo điểm lấy nét. Khi bạn chụp, hãy nhớ gán các vai trò khác nhau cho chủ đề chính và chủ đề phụ.
Chủ đề chính thay đổi theo điểm lấy nét
Vào một ngày trời mưa, việc lấy nét ở hàng cây sẽ làm nhòe nước mưa, cho phép xác định hàng cây là chủ đề chính.
Khi lấy nét ở hạt mưa, hàng cây nhập vào nền sau, biến mưa thành chủ đề chính.
Thủ thuật: Đặt chủ đề chính ở trạng thái lấy nét quét ngang
Ở trạng thái lấy nét quét ngang trong đó nét được lấy ở toàn bộ ảnh, sẽ hiệu quả khi đặt chủ đề chính ở vị trí nổi bật nhất trong bố cục, và tương phản nó với chủ đề phụ trong môi trường xung quanh.
Bố Cục Tam Giác để có Ấn Tượng Ổn Định
Tạo ra một hình tam giác ở đối tượng
Bố cục tam giác có mái nón làm đỉnh.
Trong cảnh nhìn lên này của một tòa nhà có mái tam giác, một bố cục tam giác được sử dụng với chủ đề chính chiếm toàn bộ khung hình. Hình dáng của công trình kiến trúc này mở rộng ở đáy, và thon lại trên mái nằm ở giữa. Do đó có thể tạo ra một hình tam giác lớn bằng cách làm nổi bật đường bao của tòa nhà.
Bố cục tam giác sử dụng một cái cây và bóng của nó.
Một bố cục đơn giản chụp một cái cây đứng trên cánh đồng tuyết cùng với bóng của nó. Mặc dù chỉ riêng cái cây tạo thành một hình tam giác, việc bao gồm bóng cây cho phép bạn tạo ra một hình tam giác lớn hơn.
Bố Cục Tam Giác: Tạo thành một hình tam giác trong ảnh
Bố cục tam giác và một kỹ thuật để lập bố cục ảnh bằng cách tạo thành một hình tam giác trong ảnh. Ví dụ, bạn có thể sử dụng nó để chụp các đồ vật hình tam giác chẳng hạn như một cây thông làm chủ đề chính, hoặc để tạo một hình tam giác dùng ba điểm, mỗi điểm ở hai phía của dòng sông và một điểm ở thượng dòng, khi bạn nhìn xuống con sông từ trên cầu. Những hình tam giác có đáy rộng, chẳng hạn như kim tự tháp, có thể tạo ra tính ổn định trong bố cục. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những loại hình tam giác khác nhau để lập bố cục ảnh, bao gồm tam giác nghịch đảo. Mặc dù bố cục tam giác có thể là một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi và tiện lợi, bạn cần phải thận trọng. Ví dụ, tránh nhấn mạnh quá mức đến hình tam giác, vì điều này có thể thu hút sự chú ý của bạn vào tâm ảnh, do đó làm cho bạn bỏ qua những đồ vật không mong muốn được chụp ở khu vực ngoại vi.
Bố cục dùng hình tam giác nghịch đảo
Chụp miệng núi lửa rộng trong bố cục tam giác nghịch đảo.
Hồ miệng núi lửa, tạo thành một tam giác nghịch đảo, được đặt ở giữa bố cục.
Bố cục tam giác được tạo ra bằng một khóm hoa.
Trong ảnh này, những bông hoa nhỏ đứng kế nhau tạo thành một hình tam giác đều, giúp tạo ra một bố cục cân bằng tốt.
Thủ thuật: Kết hợp nhiều tam giác
Nếu đối tượng có hình tam giác, sẽ thú vị nếu lập bố cục ảnh gồm có nhiều hình tam giác. Hãy thử biểu đạt hình ảnh khó khăn thu hút sự chú ý của người xem vào một điểm nhất định, hoặc bằng cách tạo ra các hoa văn đều.
Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.