Những điều bạn nên biết khi muốn mua DSLR (phần 1)
Chắc hẳn với những ai đọc bài viết này thì bạn cũng đã có một thời gian gắn bó với chiếc máy ảnh kĩ thuật số (point and shoot – pns). Bạn cũng đã chụp được những tấm ảnh đẹp và ưng ý tuy nhiên những hạn chế của chiếc máy ảnh pns cũng đã dần dần lộ ra. Bạn cũng đã tìm hiểu về nhiếp ảnh từ lý thuyết cho đến kĩ thuật và thiết bị và cảm thấy mình rất hứng thú với nó. Đấy là khi bạn có thể suy nghĩ nghiêm túc về việc mua một chiếc DSLR để nâng tầm kĩ năng của bản thân.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về các chức năng và tiêu chí cơ bản về một chiếc DSLR và tìm ra một chiếc ưng ý cho chính mình. Xin nói trước mốt chút là bài viết hơi dài và nhiều chữ nhưng sẽ giúp bạn có cách nghĩ chuẩn hơn khi mua một thiết bị với những thông số phức tạp như máy ảnh.
I) Tại sao lại là DSLR
Trước khi bắt đầu thì chúng ta phải làm rõ một việc. Camera tốt không có nghĩa là bạn là một nhiếp ảnh gia tốt. Có thể nó đắt, nhiều tính năng và các thông số thì thật tuyệt nhưng nó không làm được những thứ mà chỉ con người mới có. Óc sáng tạo, tầm nhìn, và cảm nhận về khung cảnh muốn chụp đó mới là những thứ một nhiếp ảnh gia cần phải có chứ không phải là một chiếc máy ảnh xịn.
Sau đây là 3 lợi điểm của một chiếc máy ảnh DSLR:
1) Digital Single Lens Reflex hay còn gọi là DSLR, giải thích đơn giản là khi bạn nhìn vào viewfinder, thông qua các thấu kính, gương lật thì bạn sẽ nhìn được đúng những hình ảnh mà ống kính (lens) của bạn đang thấy. Xin nhấn mạnh là bạn đang nhìn qua ống kính của mình và nhìn thấy những gì nó đang thấy.
Một câu hỏi lớn mà nhiều người thích hỏi đó là:
Tại sao tôi lại phải nhìn vào viewfinder trong khi màn LCD của máy pns không phải to và dễ nhìn hơn sao
Câu hỏi này đúng nhưng không phải trong mọi trường hợp. Hãy thử đưa ra một vài ví dụ nhé: Bạn đang muốn chụp một giọt sương đọng trên chiếc lá từ góc máy cao, hơi chéo so với chiếc lá. Và mặt trời thì cứ thế chiếu vào máy thì chắc chắn bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn nếu muốn bắt được góc chụp và khoảnh khắc này. Thêm một ví dụ nữa đó là khi bạn đi biển, muốn chụp những bức ảnh đẹp về biển nhưng2)cát vàng luôn hắt sáng vào màn LCD của bạn, kết quả là bạn cũng không có được những cảm nhận tốt nhất.
Và lợi điểm đầu tiên của DSLR chính là sử dụng viewfinder thay cho màn LCD thông thường của máy PnS. Nó giúp bạn tách mắt mình ra khỏi ánh sáng, các điều kiện khách quan bên ngoài và thoải mái nhìn thấy đúng những gì bạn muốn thấy qua chiếc lens của mình.
2) Và cũng chính ở cái tên của chiếc máy ảnh cũng đã cho chúng ta thấy một lợi điểm khác của DSLR chính là ở chữ L – Lens – Ống Kính. DSLR có thể thay được ống kính, việc thay đổi được ống kính sẽ cho chúng ta muôn vàn lựa chọn cho những tình huống khác nhau.
Bạn muốn chụp chân dung ư ? Nên là 1 prime lens ( lens fix – ống kính một tiêu cự) để có hiệu quả tốt nhất
Bạn muốn thâu tóm toàn bộ chi tiết đẹp của một địa danh nào đó ư ? Một ống góc rộng (wide angle lens) là một lựa chọn không thể tốt hơn.
3) Điều cuối cùng, rõ ràng nhất mà nhiều người có thể thấy. Với cảm biến lớn hơn thì DSLR luôn cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, ít nhiễu hơn so với một máy pns mặc dù có cùng số megapixel. Đơn giản là không thể so sánh.
2) Khi mua hãy trực tiếp cầm nó trên tay. Đừng tin vào những lời quảng cáo
Bạn chắc hẳn cũng đã nhiều lần ngắm nhìn những chiêc DSLR trên mạng, những lời quảng cáo và hình ảnh chụp sản phẩm ra thì vô cùng long lanh, đẹp dẽ. Tuy nhiên tôi khuyến cáo bạn nên cầm thử/ chụp thử nó trước khi mua,
Một vài rắc rối hay gặp đó chính là về trọng lượng và kích cỡ, đa số người dùng không thể tự ước lượng được trọng lượng/kích cỡ của máy và cho rằng mình sẽ không gặp vấn đề gì với chiếc máy này. Rất nhiều người bạn của tôi đã phàn nàn rằng họ cảm thấy tay họ quá yếu để cầm một chiếc DSLR với vỏ magie cùng những ống kính nặng nề không kém. Hoặc tay bạn quá nhỏ hoặc quá to để thao tác với các nút trên chiếc máy ảnh đó. Hãy luôn nhớ một nguyên tắc luôn đúng trong mọi trường hợp :
Bạn phải cảm thấy thoải mái với thiết bị của mình thì mới có thể tạo ra những bức ảnh đẹp.
Nếu bạn có một khoản chi phí eo hẹp thì tôi cũng khuyến khích mua lại hàng second hand trên mạng. Tuy nhiên nên tìm một người có kinh nghiệm để giúp đỡ bạn trong chuyện mua đồ second hand này. Việc nhờ này sẽ giúp bạn tránh được những lỗi hết sức cơ bản của máy móc.
Khi mua máy cũng hãy luôn tâm niệm một câu như sau:
If it sounds too good to be true, it is too good to be true – Nếu thấy nó quá tốt để là thật thì chính là nó quá tốt để là sự thật
Câu trên muốn dạy các bạn rằng đừng quá hám lợi ở những chiếc máy có giá rẻ bất ngờ, giá bán khác hẳn những chỗ khác. Chắc chắn nó có một vấn đề gì đó nhưng chỉ là người bán không nói nó ra mà thôi.
Ngoài ra thì cũng nên tham khảo mốt số người bán đã có uy tín để có một chiếc máy ảnh ưng ý nhất.
3) Thương hiệu
Có thể nói ngay rằng thị phần máy ảnh DSLR trên thế giới ở thời điểm này là của Canon và một hãng N. 85% máy ảnh DSLR trên toàn thế giới được sản xuất và tiêu thụ đều từ hai hãng này. Cũng có một vài hãng danh tiếng khác cũng có tiếng nói của mình nhưng về cơ bản thì họ vẫn chưa có thể tạo thành thế lực mới. Hãng K, và hãng P là những ví dụ, họ có những chiếc máy ảnh tốt, những đặc điểm riêng của dòng máy của họ nhưng để tranh chấp thị phần với Canon và hãng N ở thời điểm này là không thể.
Tôi cũng khuyên các bạn nên sử dụng các hãng thông dụng như Canon, rất đơn giản vì nếu bạn gặp trục trặc gì với máy ảnh thì việc tìm nơi sửa chữa, bảo hành của các hãng này cũng đơn giản hơn rất nhiều. Và nếu bạn có cần gấp lens cho một mục đích nào đó thì cũng có rất nhiều người dùng hãng này bạn có thể nghĩ tới.
Câu chuyện khẩu chiến giữa Canon và hãng N đã là huyền thoại. Nó kéo dài hết năm này sang năm khác, tháng này qua tháng khác, ngày này qua ngày khác và chắc chắn là còn lâu mới có thể phân thắng bại. Ta tạm gọi những người dùng Canon là Canonadians/ Canonians và những người dùng hãng N là Nikonians, hai bên luôn phân tích những lợi điểm hay của hãng mình thích và bới móc những điểm không tốt, hoặc thậm chí điểm tốt họ cũng bôi ra thành xấu. Nhưng có một vấn đề mà họ không để ý tới:
Khi post ảnh lên mạng, hoặc đi triển lãm ảnh. Bạn sẽ luôn khen rằng: Bức ảnh này thật đẹp ! Chứ có khi nào bạn lại khen: Ôi cái ảnh của máy hãng này chụp đẹp quá ? Đơn giản là vì khi ra thành phẩm, người ta sẽ chỉ quan tâm bạn chụp có đẹp không chứ thương hiệu nó đã không còn nghĩa lý gì.
Vì vậy, lời khuyên của tôi dành cho các bạn: Cảm thấy phù hợp với máy nào, thoải mái nhất thì hãy mua máy đó. Đừng ngại với những phân tích, số liệu lằng nhằng. Thương hiệu không phải vấn đề trong những bức ảnh đẹp !
4) Số chấm – Megapixels
Đã qua rồi cái thời bạn quan tâm về số chấm trên máy ảnh. Một máy ảnh ít chấm hơn nhưng công nghệ tốt hơn có thể hoàn toàn cho ra một bức ảnh tốt hơn khá nhiều so với một máy ảnh nhiều chấm nhưng công nghệ thấp. Nói thế không hẳn là bạn nên bỏ quên số chấm (megapixel) nhưng cũng đừng coi nó là điệu kiện tiên quyết khi mua máy ảnh. Một máy ảnh DSLR 10 megapixel hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu in ấn cơ bản của các bạn rồi ( Đây là nhu cầu in ấn nhé, còn riêng về post ảnh lên facebook hay mạng nào đó thì càng không phải nghĩ )
5) ISO – Độ nhạy sáng
Đây là một chi tiết khá đáng quan tâm khi mua máy ảnh. ISO giúp bạn có thể có những bức ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng/ ánh sáng yếu. ISO của một máy càng cao thì tức là mức ISO chụp được của nó cũng tăng lên. Nó không có nghĩa là bạn có thể chụp ở mức ISO cao nhất mà không sao nhưng nó có nghĩa là bạn có thể chụp ở một mức ISO cao hơn một chiếc khác mà cho chất lượng tốt hơn.
Ví dụ: Bạn có một chiếc DSLR với ISO chỉ lên được 3200 thì iso an toàn của nó là khoảng 100- 800 cùng lắm là 1600 (Chắc chắn đã xuất hiện noise). VỚi một máy ảnh với iso có thể nâng lên đến 12800 thì ở 3200 nó sẽ tạo ra một bức ảnh tốt hơn với chiếc kia. (Vì chưa nói đến phần cảm biến nên mình chưa đề cập đến việc nếu một máy với cảm biến full frame thì sẽ có khả năng xử lý nhiễu tốt hơn so với máy có cảm biến crop. Mình sẽ đề cập thêm ở mục cảm biến trong phần 2)
(Còn tiếp)
Bài viết được thực hiện bởi Bùi Quang Huy
Dịch và tham khảo từ phototuts
P/s: Trên đây là 5/10 điều cơ bản tôi định giới thiệu với các bạn. Để giúp các bạn theo dõi bài viết tốt hơn, tôi quyết định chia bài này ra làm 2 phần để bài không quá dài gây chán nản khi đọc.