Kỹ Thuật Chụp Chân Dung Dùng Hiệu Ứng Bokeh

Mặc dù ống kính zoom hiện nay đang ở thời hoàng kim của mình, nhưng ống kính một tiêu cự tiếp tục có được sự phổ biến sâu rộng. Dù có độ dài tiêu cự cố định, ống kính một tiêu cự có những phẩm chất áp đảo bất lợi này, một số phẩm chất này là hiệu ứng bokeh, ảnh không bị rung, và khắc họa sắc nét. Trong nội dung sau đây, tôi sẽ tập trung vào hiệu ứng bokeh của ống kính một tiêu cự, và giải thích các kỹ thuật về việc chúng có thể được sử dụng như thế nào để chụp chân dung, một thể loại phổ biến trong nhiếp ảnh. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)

EOS 5D Mark II/ EF50mm f/1.4 USM/ Aperture-priority AE (1/500 giây, f/2.0)/ ISO 100/ WB: Daylight

Khuyên dùng ống kính EF50mm f/1.4 USM

Cân nhắc khoảng cách chụp từ đối tượng chân dung, tôi chọn ống kính EF50mm f/1.4 USM, ống kính này có khoảng cách lấy nét gần nhất khoảng 45cm. Với khẩu độ được giảm xuống f/2, tôi làm nhòe hình người và các đồ vật khác trong nền sau một cách vừa phải, đồng thời cho phép chuyển tải không khí của địa điểm. Bằng cách sử dụng lấy nét thủ công (MF), tôi có thể lấy nét ở mắt phải, vị trí không được bao phủ bằng một điểm AF.

Sử Dụng Hiệu Ứng Bokeh để Làm Nổi Bật Chủ Đề Chính

Bước 1. Đặt chế độ chụp thành Av

Xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ để căn chỉnh nó với chế độ Aperture-priority AE (Av). Ở chế độ bán tự động này, nhiếp ảnh gia xác định giá trị khẩu độ (số f), trong khi các thiết lập khác, bao gồm tốc độ cửa trập, được máy ảnh tự động quyết định. Một trong những tính năng của chế độ Av là bạn có thể dễ dàng điều chỉnh mức hiệu ứng bokeh. Đây là chế độ cần sử dụng nếu bạn chú trọng hiệu ứng bokeh, vì giá trị khẩu độ không thay đổi theo những thay đổi về độ sáng của đối tượng, và mức phơi sáng thích hợp được quyết định bằng cách thay đổi các thiết lập chẳng hạn như tốc độ cửa trập.

Bước 2. Đặt công tắc chế độ lấy nét về MF

Chọn lấy nét thủ công (MF) để lấy nét. Trong khi lấy nét thủ công, bạn thoải mái lấy nét ở bất kỳ điểm nào trong khi bạn nhìn qua khung ngắm. Nó hoạt động hiệu quả trong chụp ảnh chân dung, trong đó nhiếp ảnh gia cần di chuyển để tạo bố cục cho các ảnh khác nhau với nét được lấy chính xác ở mắt của đối tượng chân dung. Ngoài ra, bằng cách gắn một ống kính một tiêu cự sáng có giá trị khẩu độ tối đa nhỏ, có thể có hình ảnh sáng qua khung ngắm, cho phép bạn dễ dàng kiểm tra nét.

Bước 3. Cầm chắc máy ảnh

Để lấy nét chính xác, tôi tựa khuỷu tay lên bàn để ổn định máy ảnh. Tôi cũng chú ý đến khu vực được lấy nét, và sử dụng bảng trắng để phản xạ ánh sáng. Môi trường xung quanh cũng được sử dụng hiệu quả trong ảnh, chẳng hạn như bằng cách bao gồm hình ảnh bắt sáng trong mắt của đối tượng trong khi điều chỉnh độ sáng của khuôn mặt.

Bước 4. Lấy nét sau khi xác định bố cục

Tôi nhìn qua khung ngắm để xác định bố cục, và lấy nét chính xác ở mắt phải. Ở giá trị khẩu độ f/2, giá trị này gần với giá trị khẩu độ tối đa của ống kính một tiêu cự, độ sâu trường ảnh (phạm vi lấy nét chấp nhận được) hẹp hơn mức bạn mong đợi. Do đó bạn nên nắm rõ bạn muốn lấy nét ở phần nào của con mắt.

Bước 5. Điều chỉnh mức hiệu ứng bokeh bằng góc của khuôn mặt

          

Khi chụp thân trên của một đối tượng chân dung dùng ống kính một tiêu cự có số f nhỏ, một sự thay đổi nhỏ ở hướng của khuôn mặt sẽ làm thay đổi vị trí của hiệu ứng bokeh và làm thay đổi rất nhiều ấn tượng có được. Trong ví dụ này, hai ảnh được chụp từ cùng một khoảng cách. Ở mặt trước, toàn bộ khuôn mặt, cụ thể là mắt và môi, có vẻ được lấy nét chính xác. Khi khuôn mặt nghiêng qua một bên, một nửa khuôn mặt bị nhòe đáng kể. Trong chụp ảnh chân dung, bạn cũng nên cân nhắc vị trí của hiệu ứng bokeh thay đổi thế nào theo góc chụp, ngoài những thay đổi ở độ sâu trường ảnh, hoặc phạm vi lấy nét chấp nhận được.

Cột: Tìm hiểu những thay đổi ở khắc họa tông màu da bằng số f

 

f/1.4

 

f/2.8

 

f/5.6

f/8

Trong ví dụ này, ống kính EF50mm f/1.4 USM được sử dụng để chụp ảnh cận cảnh khuôn mặt từ khoảng cách gần. Nét được lấy ở mắt trái. Khi số f nhỏ, chỉ có con mắt này được lấy nét trong khi phần lớn da bị nhòe, mang lại ấn tượng mịn màng cho toàn bộ ảnh. Khi số f tăng, phạm vi lấy nét chấp nhận được trở nên lớn hơn, và tông màu da được khắc họa sắc nét hơn. Nếu chúng ta xem xét bốn ảnh này, toàn bộ khuôn mặt chỉ rõ nét ở f/8, trong khi tóc ở nền sau vẫn nhòe. Ví dụ như, trong trường hợp chụp ảnh phong cảnh và chụp ảnh nhanh thông thường, nhiều ảnh có thể có ấn tượng là toàn bộ ảnh sẽ sắc nét ở f/8. Tuy nhiên, đối với các ảnh được chụp từ khoảng cách gần, chẳng hạn như chân dung, phạm vi lấy nét chấp nhận được bị thu hẹp đáng kinh ngạc ngay cả khi số f lớn. Mặc dù bạn có thể muốn chụp ở giá trị khẩu độ tối đa khi dùng ống kính một tiêu cự có số f nhỏ, nhưng cũng có nhiều khả năng hơn là ảnh có được sẽ bị mất nét. Do đó, đối với ảnh chân dung được chụp từ khoảng cách gần, hãy chọn số f thích hợp trong khi lưu ý rằng có thể có được hiệu ứng bokeh đầy đủ ngay cả khi đã giảm khẩu độ.

Ryosuke Takahashi

Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệm nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc.