Kỹ thuật chụp ảnh Chân dung xóa phông cực đơn giản
Xin chào cả nhà! Hum nay Ad sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật chụp ảnh chân dung xóa phông 1 cách đơn giản và dễ hiểu nhất ^^
Đầu tiên và quan trọng nhất chúng ta cần phải hiểu chụp ảnh chân dung xóa phông là gì? Có lẽ 10 bạn mới chơi ảnh thì có đến 9 bạn sẽ lựa chọn thể loại nhiếp ảnh đầu tiên đó là nhiếp ảnh Chân dung, và việc chụp 1 tấm ảnh mà chủ thể (mẫu) nổi bật lên khỏi phông nền thì thật sự là rất đẹp, vừa đúng điều ta cần muốn thể hiện qua ảnh là chủ thể (mẫu) muốn chụp mà cũng bớt đi sự rối mắt ở phông nền, không gây loãng sự chú ý của người xem.
Xóa phông để nổi bật chủ thể chính, khiến cho bức ảnh trở nên ấn tượng – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Điều đó được thực hiện bằng cách chụp xóa phông. Về mặt lý thuyết thì đó là việc chụp 1 tấm ảnh với chủ thể lấy nét được nằm trong trường lấy nét mỏng (DOF mỏng), và có 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng xóa phông đó là:
– Khoảng cách từ máy ảnh tới chủ thể (mẫu) muốn chụp.
– Tiêu cự của ống kính
– Độ mở khẩu của ống kính
Sau đây mình sẽ đi chi tiết vào 3 yếu tố này:
1) Khoảng cách:
Có một nguyên tắc như sau:
– Hậu cảnh càng xa vật, xoá phông càng tốt và ngược lại khoảng cách (từ máy tới chủ thể) càng gần, xoá phông càng tốt.
– Nếu có thể, ta tiến sát vật hay chụp một phần vật, đây là yếu tố “xoá” tốt nhất.
Đừng ngại tiến sát tới chủ thể để chụp – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Những tấm ảnh chụp gần mẫu nhất sẽ tạo ra hiệu ứng xóa phông đẹp nhất – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
2) Tiêu cự:
Định nghĩa tiêu cự là khoảng cách từ cảm biến (sensor) đến điểm giữa của ống kính.
Tiêu cự xoá tốt nhất bình thường xếp theo thứ tự là …200mm>135mm>100mm>85mm>50mm>35mm>24mm>…
Có nghĩa 135mm xóa tốt nhất (cho trường nét mỏng) và 24mm sẽ xóa “yếu” nhất (cho trường nét sâu).
3) Khẩu độ (độ mở ống kính):
– Khẩu độ càng lớn (f=1.2, 1.4, 1.8, 2.0…) xoá phông càng tốt và ngược lại.
– Khẩu độ càng nhỏ (f=32, 22, 16, 11…) xoá phông càng kém do độ nét rất sâu.
Nếu cùng khẩu độ, cùng tiêu cự thì lens fix xoá tốt hơn lens zoom rất nhiều.
Một ống kính Canon EF 135mm với độ mở khẩu f2 sẽ cho bạn khả năng xóa phông tuyệt vời – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Một tấm ảnh khác được chụp với khẩu độ f2.8 trên ống kính Canon EF 70-200mm/f2.8L – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
4) Một số vấn đề khác:
Một chiếc zoom lens có giá thành thấp như lens kit 18-55mm cũng hoàn toàn có thể xoá phông tốt nếu biết vận dụng những yếu tố trên đây:
– Zoom vào 55mm thay vì 18mm hay 24mm…
– Mở rộng nhất f=5.6 (vì lens này chỉ mở được 5.6 ở 55mm)
– Chọn khoảng cách chụp gần vật nhất
– Chọn hậu cảnh xa vật chụp nhất
Chọn góc chụp sao cho hậu cảnh hoàn toàn trống trải sẽ tạo hiệu ứng xóa phông một cách đơn giản – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Người viết: Phạm Trung Hiếu