Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật Nhiếp ảnh Chân Dung
Hà Nội hôm nay mưa gió quá… chẳng thể nào mà xách máy đi chụp các em xinh tươi được >.< (Ad rất nhiều các cô em họ thích chụp hình :D) nên buồn buồn Ad ngồi viết 1 bài hướng dẫn + kỹ thuật chụp ảnh chân dung một trong những thể loại Nhiếp ảnh HOT nhất hiện nay nhé!!!
Dưới đây là kinh nghiệm bản thân Ad sau 3 năm chụp ảnh dịch vụ về thời trang, người mẫu. Nó có thể là những kinh nghiệm nho nhỏ nhưng vô cùng hữu ích dành cho các anh em yêu nhiếp ảnh mới bắt đầu chụp và đang tập chụp chân dung. Mà cụ thể là chân dung “gấu”, em của “gấu” hay các thể loại em họ nuôi của các chính các bạn đó ^^.
1/ Bố cục:
Đây cũng là phần quan trọng nhất để bạn có được một tấm ảnh đẹp.
Bố cục giữa:
Lấy mẫu làm điểm trung tâm của ảnh.
Mẫu ở chính giữa ảnh, cân đối 2 bên bố cục của ảnh – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Bố cục chữ A trong bố cục giữa
Bố cục chữ A đó là bố cục có 2 đường chéo chạy hướng về trung tâm của ảnh
ở đây là đường gạch được hướng về phía mẫu – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Bố cục 1/3.
Đây là bố cục kinh điển của nhiếp ảnh, nó sẽ chia hình ảnh ra 9 ô và được cắt với 2 cặp đường kẻ song song và vuông góc nhau. Tại mỗi điểm giao nhau, nó là 4 điểm vàng của bố cục, khi chụp 1 tấm mình mà bạn đưa được chủ thể muốn chụp vào các vị trí điểm vàng đó thì khi người xem họ sẽ bị chú ý vào các vị trí này. Các bạn hãy chú ý hướng nhìn của ánh mắt mẫu để có những có bố cục đẹp.
Bố cục 1/3 là bố cục kinh điển trong nhiếp ảnh, hều hết các nhiếp ảnh gia đều sử dụng bố cục này.
Nó cũng là nền tảng cho các bố cục biến tấu về sau – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Biến tấu 1 chút cho hình chụp dọc, bạn không cần dập khuôn các vị trí muốn gây ấn tượng mạnh vào các điểm giao nhau, có thể lệch đi đôi chút miễn là chủ thể nằm trong khu vực điểm vàng là okay – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Bố cục đường chéo
Mẫu ở vị trí vàng của bố cục 1/3 và các đường chéo chạy từ cạnh bên của ảnh tập chung vào mẫu – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Với vị trí chụp ở bố cục giữa thì đường chéo cũng rất khiến cho bức ảnh trở nên ấn tượng – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Cực kỳ lưu ý khi chụp bất cứ bố cục nào thì các bạn phải luôn để ý tránh đường chân trời cắt ngang đầu mẫu, cổ mẫu. Không để các cọc sắt, cột điện, cành cây nào dính vào đầu mẫu. Chú ý phần background của ảnh, bạn không muốn có 1 thùng rác nằm trong ảnh chứ? Hãy cố gắng loại bỏ những thứ sẽ gây loãng cho bức ảnh của bạn.
Hạn chế việc chụp các tấm hình bị cắt crop đầu, cùi trỏ tay, cổ tay, bàn hay hay cắt ngang đầu gối, bàn chân… Cái điều này cực kỳ hay gặp ở các bạn mới tập chụp ^^
Các bạn hãy chú các đường màu xanh là có thể cắt crop khi chụp ảnh chân dung
và màu đỏ là tuyệt đối không nhé – Ảnh: Nhiếp ảnh gia Dương CGC
Đối với chụp ảnh chân dung dành cho các bạn mới chơi, Ad luôn muốn các bạn cố gắng chụp sao cho góc máy ảnh thấp hơn mắt mẫu, tức là ống kính chúng ta chỉ ngang mắt của mẫu hoặc thấp hơn để có những tấm chân dung tuyệt vời. Khi level cao rồi, chúng ta sẽ thử sáng tác với những tấm với tầm mắt ống kính cao hơn mắt mẫu sau.
2/ Ánh sáng:
Đối với các bạn mới chụp, hãy cố gắng luôn chụp xuôi sáng, tức là nguồn ánh sáng thẳng ở phía trước mặt mẫu, có thể chếch chếch 1 chút đi vài độ để tạo khối khi chụp chân dung cận mặt (headshot).
Hãy chú ý nguồn sáng chính của ảnh, trong tấm này phía bên phải của ảnh là cửa gỗ và cột gỗ, không có nguồn sáng, hãy yêu cầu mẫu hướng mặt về nguồn sáng chính bên ngoài – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Bố cục giữa hay 1/3 thì đều phải chú ý hướng sáng – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Trong các trường hợp chụp ngược sáng, các bạn nên chuẩn bị hắt sáng, đèn đóm đầy đủ.
Một tấm ngược sáng và sử dụng hắt sáng – Ảnh: Phạm Trung Hiếu
Note: Các bạn hãy luôn chú ý để mẫu hướng mặt về phía nguồn sáng nhé!
3/ Thiết bị:
Đối với các bạn mới chơi, điều kiện kinh tế đầu tư ban đầu hạn hẹp thì thật sự 1 em lens fix 50mm/f1.8 là sự lựa chọn hoàn hảo.
Tất cả các ống fix với tiêu cự như: 35mm, 50mm, 85mm, 100mm, 135mm, 200mm với độ mở khẩu lớn f1.2, f1.4, f1.8, f2, f2.8 thì đều sẽ cho các bạn những bức ảnh chụp chân dung hoàn hảo.
Dàn lens fix của các hãng mà bạn nào chuyên chụp chân dung cũng phải phát mê luôn :3
Lens zoom cũng chụp chân dung thoải mái nếu bạn sử dụng tiêu cự zoom lớn từ 50mm trở lên và có độ mở khẩu lớn một chút. Ví dụ 1 số lens zoom tiêu biểu sau 24-70mm/f2.8, 24-105mm/f4, 70-200mm/f2.8, 80-200mm/2.8,…
4/ Thiết lập:
Trên máy ta nên chọn chế độ chụp A/Av (tùy máy) ưu tiên khẩu độ, Ad thường sử dụng chế độ này trong điều kiện ánh sáng tốt (chụp outdoor như công viên, đường phố, bãi biển, quảng trường… những nơi rộng rãi và có nguồn sáng tự nhiên tốt nhất).
Bạn muốn làm nổi bật khuôn mặt của mẫu, xóa phông mạnh thì hãy mở khẩu độ lớn nhất của ống kính, tùy thuộc vào chất lượng của ống kính mình sở hữu để có thể khép khẩu 1 chút để được độ nét tốt.
Các thông số còn nên để Auto: Tốc độ, ISO, WhiteBalance…. Cài đặt chế độ đo sáng điểm hoặc đo nét trung tâm.
5/ Các vấn đề khác:
Chúng ta nên có sự chuẩn bị cho buổi chụp. Hãy trao đổi trước với mẫu về trang phục, các phụ kiện (trang sức, kính, bờm, voan, khăn…) cần thiết để có được những shots hình đẹp.
Địa điểm cũng rất quan trọng, nó liên quan tới trang phục nên cũng cần nháy và mẫu trao đổi với nhau cụ thể trước khi đi chụp. Không thể mặc áo yếm rồi chụp ở những không gian sang chảnh trong khi mặc mini-zuýp để nhảy hồ sen được phải không các bạn? =)
Các bạn mới chơi hãy cố gắng tham gia với các nhóm nhiếp ảnh, tham gia offline… ngay tại fanpage Vui Học Nhiếp Ảnh này các bạn cũng có thể tham gia được rất nhiều hoạt động offline để nâng cao kỹ năng chụp ảnh nè. Hãy nhớ chụp càng nhiều sẽ rút được kinh nghiệm và ngày càng lên tay!
Chúc các bạn có được những bức hình đẹp!
Người viết: Phạm Trung Hiếu