Làm phim trên Canon EOS: Những gì mà tất cả những người mới sử dụng phải biết.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc ghi danh theo học một trường dạy làm phim, hoặc thử làm phim bằng máy ảnh DSLR, Canon đã phát hành một loạt các video, với những thủ thuật và kỹ thuật của nhiếp ảnh gia kiêm nhà làm phim Simeon Quarrie để giúp bạn bắt đầu. Sau đây là 3 kỹ thuật đầu tiên.
1. Tại sao cần quay video?
Nếu bạn vẫn cần được thuyết phục về lý do tại sao bạn nên quay video, Simeon Quarrie giải thích hiệu quả trong hướng dẫn đầu tiên có tiêu đề “Tại sao cần quay video?”
Như ông giải thích, ngày nay, video đã trở thành một trong những hình thức truyền thông phổ biến nhất mà người ta lấy thông tin từ đó.
Người dùng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook và YouTube thường xuyên chia sẻ các đoạn video hấp dẫn họ với những người trên mạng của họ, và điều này mang lại khả năng một đoạn video có thể được chia sẻ nhiều lần khi nó được xem và được chia sẻ, tạo ra một cơ hội lớn cho các nhà sản xuất nội dung vươn đến nhóm khán giả lớn hơn.
Trên thực tế, ngay cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng ngày càng nhận được nhiều yêu cầu quay video. Hầu như tất cả các máy ảnh số ngày nay có thể vừa chụp ảnh vừa quay video, giúp cho bạn bắt đầu khá dễ dàng và tiện lợi.Để quay video trên máy ảnh DSLR, hãy chuyển sang chế độ quay phim.
Để bắt đầu và dừng quay, nhấn nút [Start/Stop (Bắt Đầu/Dừng)] ở mặt sau của máy ảnh. Nếu bạn đã quen với chụp ảnh tĩnh trên máy ảnh, sẽ hoàn toàn không có khó khăn gì khi chuyển sang chế độ quay phim.
2. Cách Soạn Một Câu Chuyện
Bây giờ bạn không còn vướng mắc gì khác về việc bắt đầu quay phim, bước tiếp theo là soạn một cốt truyện cho video, đây là chủ đề của bài hướng dẫn thứ hai. Không như ảnh, cốt truyệt đóng vai trò trọng tâm đối với video.
Trước hết, hãy nắm thật rõ bạn muốn chuyển tải thông tin gì cho khán giả thông qua đoạn phim. Khi bạn lập kế hoạch chi tiết về câu chuyện, hãy bắt đầu bằng việc quyết định về mục tiêu của đoạn video, và sau đó nghĩ đến cấu trúc. Đừng quên rằng video cũng cần có một đoạn nhạc phát liên tục.
Trước khi bạn bắt đầu qay, hãy lập kịch bản hay một danh sách ngắn. Nếu cốt truyệt của bạn quá dễ đoán, người xem sẽ mất hứng thú giữa chừng và không xem nữa, do đó hãy đưa những yếu tố bất ngờ vào câu chuyện để duy trì sự chú ý của người xem để họ muốn tìm hiểu chuyện gì xảy ra tiếp theo.
3. Tầm Quan Trọng của Tốc Độ Khung Hình và Độ Phân Giải
Hướng dẫn thứ ba của Simeon Quarrie cho chúng ta biết về tầm quan trọng của tốc độ khung hình và độ phân giải. “Tốc độ khung hình” của một đoạn video là số khung hình máy ảnh có thể ghi trong 1 giây. Các quốc gia khác nhau sử dụng các hệ mã hóa màu khác nhau cho nội dung phát trên TV, và các hệ này cung cấp tốc độ khung hình khác nhau, do đó hãy cài đặt máy ảnh của bạn quay ở chuẩn PAL hoặc NTSC tùy vào định dạng được sử dụng ở khu vực của bạn. Châu Âu và hầu hết các nơi ở Châu Á sử dụng chuẩn PAL, cung cấp tốc độ khung hình 25 khung hình mỗi giây.
Cũng sẽ hữu ích khi hiểu ảnh và video khác nhau thế nào về tỉ lệ màn hình và độ phân giải. Theo truyền thống, ảnh áp dụng tỉ lệ màn hình 3:2 trong khi hầu hết phim áp dụng tỉ lệ khung hình 16:9. Video Full HD có độ phân giải 1.920 x 1.080 điểm ảnh, trong khi 4K có độ phân giải cao hơn mức đó 4 lần: 4.096 x 2.160 điểm ảnh với tỉ lệ màn hình 17:9.
Cám ơn các bạn đã xem tin
Theo canon-asia