Giới thiệu in Fine-Art | Phần 07: Loại giấy nào tốt cho in ảnh Fine-Art
Ngoài dựng màu ( phần 3 – 4) và căn chỉnh thiết bị (phần 5 – 6) chọn giấy trong in Fine-Art đóng vai trò quan trọng cả ở cấp độ nghệ thuật lẫn cấp độ kỹ thuật. Lựa chọn giấy phù hợp giúp bổ sung cho ảnh, giúp đưa nó lên tầm cao mới trong biểu đạt nghệ thuật và cải thiện giá trị của nó đối với người sưu tầm. Về mặt kỹ thuật, giấy là một thành phần rất quan trọng của quy trình in và xác định liệu bản in có đủ bền để tồn tại trong nhiều năm hay không. Cho dù là ảnh chân dung một cụ ông hay cảnh quan miền quê nước Anh, lựa chọn giấy của bạn đóng vai trò tối quan trọng trong Fine-Art.
Yếu tố gì tạo thành giấy Fine-Art tốt?
Có nhiều yếu tố quyết định liệu một loại giấy thực ra có phù hợp để có một bản in chính xác và lâu bền hay không. Các điểm cần cân nhắc gồm có:
-Chất liệu giấy.
-Công nghệ phủ.
– Màu giấy.
Trọng lượng giấy hay “gsm” (gram mỗi mét vuông).
-Kết cấu hoặc hoàn thiện bề mặt.
Chất liệu giấy.
Giấy tốt để in phun phải gồm có ít nhất 2 lớp – giấy nền và lớp phủ tráng lên lớp nền nay. Giấy nền tốt nhất được làm bằng sợi cotton và xơ gỗ, hoặc kết hợp hai chất liệu này. Giấy cotton chứa lên đến 100% sợi cotton hoặc lanh cũng đắt nhất, vì chúng được biết là có thể tồn tại hàng trăm năm mà không bị phai màu, mất màu đáng kể hay sọi bị yếu.
Một điểm cân nhắc khác là giấy phải không axit, có giá trị pH7.0 trở lên. Bất kỳ sự hiện diện nào của axit trong giấy sẽ được chuyển sang mực trên bản in, làm cho nó bị phai màu và mất sắc. Các hãng sản xuất giấy thường công bố giá trị pH của giấy trên bao bì.
Độ trắng và độ sáng.
Quy tắc cơ bản là giấy càng trắng, độ tương phản màu sắc trong bản in càng cao và bản in có được sẽ có lợi từ gam màu phong phú hơn. Do đó, các nhiếp ảnh gia nào muốn tạo ra những tấm ảnh nhiều màu sắc, sống động thường tìm giấy trắng sáng. Độ sáng của một tờ giấy thuường được đánh giá trên thang điểm từ 1 – 100, với 100 là sáng nhất.
Ví dụ: Giấy bông đa dụng dùng trong máy photocopy và máy in văn phòng có định mức sáng của giấy trong tầm 80. Ngược lại, giấy ảnh in phun, có định mức nằm trong tầm trung đến cao 90 và có thể phản chiếu nhiều ánh sáng hơn, làm cho nó có vẻ sáng hơn.
Để tạo ra độ sáng, các hãng sản xuất giấy hoặc tẩy giấy bằng Clo hoặc áp dụng các chất tẩy trắng quang (OBA). Giấy được sản xuất theo cách này có thể không giữ được độ sáng và qua thời gian, hiện tượng đổi màu xuất hiện. Nếu tuổi thọ của bản in là quan trọng đối với bạn, hãu chọn giấy được sản xuất không dùng quy trình tẩy trắng bằng Clo hoặc OBA. Để xác định xem giấy có chất tẩy trắng quang hay không, hãy chiếu tia cực tím lên giấy trong phòng tối. Nếu nó sáng lên, có nghĩa là chất tẩy trắng quang đã được thêm vào trong quy trình sản xuất.
Việc tìm một loại giấy không có Clo cần phải có kiến thức cơ bản về thuật ngữ mà hãng sản xuất giấy sử dụng.
Ví dụ: Chlorine-free có nghĩa là không sử dụng Clo, không giống như Elemental Chlorine-Free (không có Clo Nguyên tố ECF). Giấy được xử lý bằng ECF được sản xuất dùng các chất dẫn xuất của Clo. Hãy tìm giấy dùng bột giấy có mô tả Totally Chlorine-Free (hoàn toàn không có Clo TCF).
Trọng lượng giấy.
Trọng lượng của giấy được đo theo đơn vị gram mỗi mét vuông (gsm hay g/m2). Đối với in Fine-Art, giấy nặng hơn thường được ưa dùng vì nó mang lại độ chắc cho giấy, nhờ đó tránh bị quăn và cong vênh. Do đó, nhiều nhiếp ảnh gia thuường được ưa dùng giấy nặng 230gsm trở lên. Một cách hiệu quả là sử dụng trọng lượng giấy nặng hơn khi tạo ra các bản in lớn hơn để đảm bảo dễ xử lý nó hơn trong quá trình lắp khung. Tuy nhiên, lưu ý rằng không phải máy in nào cũng có thể xử lý được giấy dày và nặng vì hầu hết máu in không có khả năng nạp giấy phía sau. Hãy tìm những chiếc máy in có hỗ trợ nạp giấy theo đường thằng
Ví dụ Canon ImagePROGRAF PRO-500.
Công nghệ phủ
Giấy Fine-Art tốt phải được phủ để có kết qủa in tốt nhất. Có 3 loại công nghệ phủ.
Lớp phủ xốp mịn – Lớp phủ gồm có một lớp mỏng chất liệu sứ được nghiền thành bột mịn. Giấy có lớp phủ này có đặc điểm khô nhanh. Tuy nhiên, vì bản chất xốp của nó, giấy này không được khuyên dùng với mực dùng thuốc nhuộm vì mực sẽ liên tục tiếp xúc với không khí và có thể dẫn đến mất màu theo thời gian. Mực dùng chất màu là phù hợp nhất đối với giấy này.
Giấy phồng được – Lớp phủ này được sản xuất bằng chất liệu polymer sẽ phồng lên khi tiếp xúc với những giợt mực từ máy in phun. Lớp phủ này hấp thu mực và cho phép tạo màu xuyên qua lớp giấy trên cùng. Giấy này là phù hợp nhất với mực dùng chất nhuộm và bạn có thể chờ đợi bản in rất đẹp và rõ nét chống phai màu.
Giấy phủ nhựa (RC) – Đây là giấy dùng sợi thường được sử dụng trong các bản ướt tiêu dùng phòng tối nhưng đã được sử dụng rộng rãi trong in phin kỹ thuật số. Giấy này gồm có một chất nền làm từ plastic và được bọc bởi hai lớp polyethylene mỏng. Lớp phủ phồng được hoặc xốp mịn sau đó được tráng lên trên cùng để đảm bảo thích hợp để in. Có giấy RC cho cả mực dùng chất màu và dùng chất nhuộm. Mặc dù này có độ bền cao, nhiều nhiếp ảnh gia thấy nó có cảm giác quá giống plastic, và thiếu độ ráp và kết cấu của chất liệu giấy truyền thống.
Bề mặt giấy (Hoàn thiện giấy)
Có nhiều loại hoàn thiện giấy khác nhau. Chúng được phân loại như sau:
-Glossy
-Semi-gloss; Luster; Satin.
-Matte.
Thông thường, giấy càng mượt, ảnh sẽ càng sắc nét. Để làm nổi bật màu sắc rạng rỡ nhất trong ảnh, giấy Glossy và giấy Semi-Glossy là ứng viên sáng giá nhất để in. Các nhiếp ảnh gia nào muốn in Fine-Art trắng đen có thể cân nhắc sử dụng giấy Matte (đôi khi cũng được gọi là giấy Velvet) vì chúng ta ra vẻ mượt hơn tôn thêm tone màu da. Lưu ý rằng giấy Glossy không phải là tối ưu đối với mực dùng chất màu vì chất màu chủ yếu nằm bên trong bề mặt và có thể làm ảnh hưởng đến độ bóng của bề mặt.
Một số thủ thuật về chọn loại giấy phù hợp cho ảnh của bạn.
-Giấy phải phù hợp với công nghệ mực được sử dụng
Ví dụ: Dùng chất nhuộm hay chất màu.
-Giấy phải phù hợp với chủ đề
Ví dụ: Chọn vải dầu cho ảnh có màu sắc sáng, liên quan đến thời trang được xem là không phù hợp.
-Và dĩ nhiên, giấy phải phù hợp với sở thích của bạn.
Để tạo ra các bản in có nhiều chi tiết nhỏ
Ví dụ: Ảnh thời trang, giấy bóng, trắng sáng có thể mang lại kết quả tốt nhất. Bản in phong cảnh có cảnh quan đẹp có thể trông đẹp hơn trên giấy màu nước. Tương tự, bản in trắng đen chân dung thu hút hơn khi in trên giấy có màu hơi xám.
In trên phương tiện phi quy ước.
Khi Theo đuổi biểu đạt nghệ thuật, một số nhiếp ảnh gia tìm kiếm không chỉ ở nguồn chất liệu bình thường để có được vẻ độc đáo cho ảnh của mình. Các nhiếp ảnh gia đã từng được biết là có sử dụng phương tiện giấy làm từ vải lanh hoặc cotton thường dùng cho sơn dầu hoặc sơn acrylic. Hoặc giấy làm từ chất liệu tre và chất liệu không phải gỗ, thân thiện với môi trường, chằng hạn như bã mía thu hút sự chú ý vì những khả năng nghệ thuật của chúng. Ngày càng có nhiều người sử dụng giấy Washi hay giấy truyền thống của Nhật Bản làm từ vỏ các loài cây ở Nhật. Những loại giấy này chứa sợi dài hơn giấy phương tây, mang lại kết cấu và cảm giác độc đáo cho bản in.
Khi đã trang bị một ít kiến thức về đặc điểm của giấy, bạn sẽ có thể chọn loại giấy thích hợp cho dự án in Fine-Art lần sau.