Lịch Sử Ống Kính EF của Canon [Phần 1]
Giai đoạn 1: Buổi Đầu – Sự Khai Sinh của Ngàm Điện Tử Hoàn Toàn
Vào tháng 3, 1987, Canon công bố ‘EOS 650′, máy ảnh Canon đầu tiên được tích hợp hệ thống AF chuyên nghiệp. Sản phẩm này cũng đánh dấu sự khai sinh của ống kính EF. Tôi vẫn có thể nhớ lại trước khi EOS series ra đời, mối bận tâm lớn nhất của người dùng Canon là liệu Canon sẽ có những thay đổi đối với các tiêu chuẩn ngàm FD đã có hay không. Cho đến lúc đó, ngàm FD được sử dụng trên máy ảnh Canon trước EOS series đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn nhiếp ảnh gia nghiệp dư nâng cao. Quan điểm của đa số mọi người là việc phát triển một hệ thống AF là không có khả năng cần phải thay đổi các tiêu chuẩn ngàm ống kính. Tuy nhiên, ngược lại với dự kiến của mọi người, Canon đã chọn ngưng sử dụng ngàm FD truyền thống với việc áp dụng một tiêu chuẩn ngàm EF hoàn toàn mới cho EOS series của mình. Quyết định này làm thất vọng những người dùng nào sở hữu lượng lớn ống kính FD, một số thậm chí còn xem đó là hành động ‘phản bội’. Hiện nay, nhiều năm sau khi ra đời, gần như không thể tìm được bất kỳ người dùng nào không đồng ý rằng quyết định của Canon là chính xác.
Đặc Điểm 1 của Ống Kính EF – Thấu Kính Phi Cầu
Ống kính phi cầu có khả năng chỉnh méo và đạt được thiết kế nhỏ gọn. Canon đã sử dụng chúng rất sớm từ năm 1971. Có bốn phương pháp sản xuất đã được lập ra lần lượt để sản xuất các thấu kính mờ và bóng, thấu kính thủy tinh đúc, thấu kính nhựa đúc, và thấu kính phi cầu đúc.
Ngàm EF mới là một hệ thống ngàm điều khiển điện tử hoàn toàn, nó hoàn toàn loại bỏ cơ chế điều phối cơ học chẳng hạn như vận hành khẩu độ và truyền gửi giá trị khẩu độ, và thực hiện giao tiếp với thân máy ảnh thông qua tín hiệu điện. Việc sử dụng thiết kế ngàm mới không chỉ nhằm giới thiệu một hệ thống AF. Nó là một nỗ lực mang tính cách mạng, cân nhắc những cải tiến trong tương lai của máy ảnh. Trong khi tất cả máy ảnh AF SLR của các đối thủ của Canon đều có một môtơ tích hợp vào thân máy, Canon nổi tiếng về việc sử dụng một môtơ trong ống kính cho ống kính EF. Ngày nay, hầu như tất cả các hãng sản xuất máy ảnh đều sử dụng một môtơ trong ống kính để vận hành cơ chế AF, một minh chứng cho sự nhìn xa trông rộng của Canon. Mặc dù chỉ có một vài ống kính trong dòng ống kính này ngay sau khi ngàm ống kính mới được phát triển, ngay lập tức một hệ thống ống kính EF vững chắc đã được sản xuất với sự ra đời sau đó của ống kính USM, giúp có thể vận hành AF hầu như không ồn với việc sử dụng một ‘môtơ siêu âm’, cũng như ‘EF50mm f/1.0L USM’ và các ống kính siêu nhanh khác với đường kính ngàm ống kính lớn hơn đáng kể so với ngàm FD.
Đặc Điểm 2 của Ống Kính EF – Thấu Kính Fluorite
Thấu kính fluorite hữu ích trong việc chỉnh sắc sai. Vào cuối thập niên 1960, Canon đã phát triển thành công một công nghệ tinh thể hóa nhân tạo để sản xuất các thấu kính fluorite cho dòng ống kính cao cấp, chẳng hạn như ống kính L. Đây là một nỗ lực có một không hai khác của Canon, vì hầu như không có hãng sản xuất máy ảnh nào khác vào lúc đó sử dụng các thấu kính fluorite cho ống kính máy ảnh SLR của họ.
Đặc Điểm 3 của Ống Kính EF – Thấu Kính UD
Thấu kính UD được Canon phát triển vào cuối những năm 1970. Thấu kính UD cũng được sử dụng để chỉnh sắc sai giống như thấu kính fluorite, với hai thấu kính UD có tác dụng điều chỉnh tương đương như một thấu kính fluorite. Vào thập niên 1990, Canon phát triển thành công ‘thấu kính super UD’, giúp tăng mức hiệu suất hơn nữa.
Đặc Điểm 4 của Ống Kính EF – Môtơ Siêu Âm (USM)
USM Dạng Vòng
Micro USM
Hầu như mọi hãng sản xuất ngày nay đều sử dụng môtơ siêu âm (USM) để vận hành cơ chế AF. Tuy nhiên, Canon là hãng đầu tiên tích hợp USM vào ống kính EF. Ban đầu chỉ có ‘USM dạng vòng’, chỉ có thể sử dụng cho các ống kính có đường kính lớn. ‘Micro USM’ nhỏ gọn hơn được phát triển sau để sử dụng trên các ống kính có đường kính nhỏ hơn.
Sinh tại Quận Kanagawa vào năm 1961. Sau bốn năm làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia Koichi Saito, Kawada trở thành nhiếp ảnh gia tự do vào năm 1997. Hiện nay, công việc của anh xoay quanh các bài đánh giá nhiếp ảnh cho các tạp chí máy ảnh và các ấn phẩm khác.