Tốc độ và dung lượng của thẻ nhớ máy ảnh KTS

Tốc độ của thẻ nhớ.

Với mỗi một “x1” thì bạn có tốc độ tương đương là 150 Kb/ giây. Như thế số lượng “x” càng lớn thì tốc độ làm việc của thẻ nhớ càng nhanh. Bạn có thể tham khảo bảng tốc độ ghi dưới đây: 

4X = 600KB/sec. 
12X = 1.8MB/sec. 
16X = 2.4MB/sec. 
32X = 4.8MB/sec. 
40X = 6.0MB/sec. 

Loại thẻ nhớ mới nhất của CF với cấu trúc “Ultra II” cho phép bạn ghi thông tin với tốc độ x60 (9 Mb/s) và đọc thông tin trên thẻ với tốc độ x66 (10 Mb/s). Đây là cấu trúc được xếp hạng 1 trên thế giới hiện tại. 

Tuy nhiên tốc độ đọc hay ghi thông tin trên thẻ nhớ còn phụ thuộc vào khả năng của máy ảnh nữa. Nếu bạn có một chiếc CF Ultra II mà dùng một chiếc dCam đời 2002 chẳng hạn thì sẽ không phát huy được hết tốc độ của thẻ đâu nhé. Ngược lại cho trường hợp dùng dSLR với loại thẻ CF tốc độ chậm, bạn sẽ mất thời gian chờ đợi giữa hai kiểu ảnh đấy (nhất là với độ phân giải lớn cỡ 6 Mpix) 

Số lượng ảnh có thể lưu trên một thẻ nhớ :

Dưới đây là các thông tin của Sandisk về số lượng ảnh mà bạn có thể chụp (không bị nén và chịu nén) với từng loại thẻ nhớ có dung lượng khác nhau. 



Bạn có thể tìm thấy thông tin cụ thể về trọng lượng và kích thước ảnh trong Manuel của máy ảnh.

Những yếu tố làm ảnh hưởng tới trọng lượng ảnh của bạn: 
– Độ phân giải: số lượng “pixel” càng lớn thì ảnh càng nặng 
– Kích thước ảnh: tương quan với độ phân giải bạn có các kích thước L, M, S 
– Chất lượng của ảnh: Fine, Normal, Standard. 
– Mức độ chi tiết của ảnh: ảnh càng nhiều chi tiết thì trọng lượng càng nặng. 

Lưu ý: không phải máy ảnh nào cũng có khả năng dùng được các loại thẻ nhớ có dung lượng lớn trên 2 Gb, bạn cần xem kỹ Manuel và làm Update cho máy trước khi mua thẻ. Tuy độ tin cậy của CF rất cao nhưng Người Thăng Long khuyên bạn nên dùng nhiều thẻ 512 Mb hơn là dùng 1 chiếc thẻ 4 Gb. 
* Uncompressed image = ảnh không chịu nén 
* Compressed image = ảnh đã bị nén để giảm trọng lượng