10 cách để tiến bộ trong việc chụp ảnh

Lang thang trên mạng thông tin về nhiếp ảnh, tôi bất ngờ tìm được một bài viết hay của Christina N Dickson – Nhiếp ảnh gia người Phần Lan. Bài viết khá cơ bản nhưng lại có đủ các yếu tố cần thiết cho các bạn chụp ảnh, kể cả cựu hay tân. Sau đây xin mời bạn đón đọc 10 cách sau.

 

1) Tìm nguồn cảm hứng

Một họa sĩ đã nói rằng:

“Cảm hứng chính là linh hồn của các tác phẩm nghệ thuật”.

Câu nói này hoàn toàn đúng. Tôi không thể đếm trên đầu ngón tay những lần tôi cố chụp thêm nhiều bức ảnh chỉ vì bỗng nhiên tôi thấy ánh sáng thật đẹp và nó gợi cho tôi cảm hứng để chụp thêm, hoặc những lần tôi trằn trọc giữa đêm vì tự nhiên cảm hứng chợt đến sau khi tôi nhớ lại các chi tiết trong một bộ film tôi vừa xem. Cảm hứng là một thứ vô hình nhưng có sức mạnh rất lớn, nó không chỉ giúp chúng ta tạo nên các tác phẩm nghệ thuật mà còn khiến chúng ta có thể quên đi mệt mỏi kể cả khi phải làm việc hơn khả năng có thể.

 

Inspiration-words

 

Thật may là trong thời đại công nghệ hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tìm được nguồn cảm hứng từ khắp mọi nơi trên thế giới và nhiều lúc nó thật là đáng giá khi ta đang bị bí ý tưởng. Các site như kiểu Pinterest, 500px hoặc Flickr là những địa chỉ thú vị có thể giúp bạn tìm thấy nhiều thứ hay ho để thúc đẩy công việc của bạn. Đặc biệt là Pinterest, nó là nơi mà chứa đủ thứ linh tinh, tuy nhiên nếu bạn có một chút kiên trì thì bạn sẽ tìm thấy cảm hứng sớm thôi.

 

2) Hãy tự tìm ra lí do và theo đuổi nó

 

Sẽ là một cảm giác thật tuyệt cũng như là sự tưởng thưởng cho bản thân khi chính những bức ảnh của bạn đang hỗ trợ vào những thứ bạn đặt niềm tin. Bạn có thể đào sâu vào cách này bằng cách là hãy móc nối với các tổ chức phi lợi nhuận, họ thường sẽ tìm kiếm những người chụp ảnh để hỗ trợ các hoạt động của họ. Làm việc kiểu này sẽ giúp bạn tăng thêm kinh nghiệm, hiểu biết trong công việc và với một thợ ảnh thì làm việc trong một môi trường nghiêm túc sẽ đòi hỏi họ phát triển lên rất nhiều.

 

3) Đừng vội vàng và hãy dành thời gian để phát triển

 

Rất nhiều người chụp ảnh đều nói rằng không khó để chụp ra một bức ảnh. Nhưng nếu chụp hàng loạt những bức ảnh thường thường như vậy thì bạn cũng ko thể tăng được khả năng chụp ảnh của mình. Hãy dành thời gian nghiên cứu sâu hơn, tìm tòi những điều mới lạ và áp dụng vào các lần chụp khác mà bạn được cho phép sáng tạo. Hãy thử đặt ra cho bản thân những thử thách kiểu mỗi ngày, một bức ảnh, một chủ đề. Đây là một cách hay ho và thú vị để tăng sự sáng tạo và cách nhìn mọi thứ của bạn.

 

4) Tìm những nguồn tài liệu

 

Có một câu tục ngữ nói rằng:

 

“Dưới ánh mặt trời thì chả có gì mới cả.”

 

Tuy nhiên trong lĩnh vực nghệ thuật, khi nguồn cảm hứng và ước muốn đổi mới gặp nhau thì mọi thứ đều có thể xảy ra.  Nó không phải là bạn đang phát minh ra những điều gì  quá mới lạ, đơn giản chỉ là tìm ra  những quan điểm mới về ảnh, việc này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của người chụp ảnh. Có một cách để bạn tiếp nhân thêm những quan đểm nghệ thuật mới mẻ đó chính là hãy thường xuyên ghé các gallery tranh ảnh hoặc các buổi triển lãm ảnh. Có thể bạn sẽ tìm thấy những góc nhìn của các nghệ sĩ khác.

5) Đi tìm tình yêu

 

Điều gì mang đến cho bạn niềm vui thú thì đó là những thứ để giúp bạn chụp ra những bức ảnh đẹp. Nếu bạn thực sự yêu thứ gì thì bạn sẽ chả bao giờ cảm thấy chán nó cả. Nó luôn tươi mới và những quan điểm, góc nhìn mới luôn tới. Trở lại với những thứ yêu thích luôn giúp bạn tăng thêm cả sự sáng tạo và thật tuyệt khi nó chính là yếu tố then chốt trong việc chụp ảnh.

 

6) Hãy tìm những cộng đồng người chơi ảnh

 

Học hỏi lẫn nhau trong sáng tạo là một nguồn lực tuyệt vời để phát triển nghệ thuật nói chung. Hãy tìm một cộng đồng nhiếp ảnh – hoặc tạo ra một nhóm của chính mình. Nó sẽ giúp bạn có được sự hợp tác, kiến thức, tình bạn và cả những điều vui vẻ khác nữa. Và thật may mắn khi Vui Học Nhiếp Ảnh chính là một trang mà bạn có thể tìm thấy đầy đủ những điều kể trên.

7) Hãy tìm những điểm quan sát mới

 

Nhiều người trong chúng ta đã nghe câu ngạn ngữ xưa:

 

“Nếu bạn luôn luôn làm những gì bạn luôn làm thì bạn sẽ luôn luôn có được những gì bạn luôn nhận được

 

Điều này không hoàn toàn đúng trong bộ môn đòi hỏi sáng tạo nhiều như nhiếp ảnh. Hãy dám làm liều, hãy thử những ý tưởng mới. Trong nghệ thuật thì đừng bao giờ đặt mình trong một chiếc hộp an toàn  – Hãy thử bước ở bên ngoài vùng an toàn của bạn. Hãy thử quên các khái niệm, mảng miếng, chỉnh sửa. Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi những gì mới phát hiện ra và có thể nó cũng sẽ phát triển một tình yêu mới trong bạn.

 

8) Hãy tìm những nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm trong khu vực của bạn

 

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

 

Từ xưa chúng ta đã nghe đến câu này và nó luôn đúng. Hãy thử đi tìm hiểu và trải nghiệm, học hỏi từ những người có kinh nghiệm với nhiếp ảnh. Nếu bạn có ý định nghiêm túc trong bộ môn nhiếp ảnh, hãy đừng ngại ngần tìm những thông tin liên lạc của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Đừng ngại phải liên lạc và xin họ cho lời khuyên, hoặc thậm chí là xin đi theo chụp cùng để tăng thêm kinh nghiệm. Kinh nghiệm thực tế là một điều vô cùng thiết yếu, và chỉ có ở những người đã có thâm niên.

 

9) Hãy tìm những lời phê bình trung thực

 

Thật khó để phê phán công việc của chính mình – đằng sau khi tất cả, bạn biết cốt truyện, bạn có thành kiến với những lý do tại sao bạn đã chụp bức ảnh này v.v.v.

 

Trong quá khứ chúng tôi đã khám phá một số cách để phê phán công việc của chính mình, nhưng đôi khi chúng ta cần những lời phê bình tích cực và mạnh mẽ từ những người khác. Nếu bạn đã xây dựng một cộng đồng nhiếp ảnh, hoặc biết một người nào đó có thâm niên, hãy thử đưa những bức ảnh của bạn lên và lắng nghe lời phê bình của họ. Việc tiếp thu lời phê bình sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về mọi lĩnh vực trong nhiếp ảnh.

 

10) Phát triển SWOT

 

Nếu bạn thực sự muốn đầu tư phát triển như một nhiếp ảnh gia, tiến hành phân tích SWOT của chính mình. SWOT là :

 

– Điểm mạnh (Strength)

– Điểm yếu (Weakness)

– Cơ hội (Opportunities)

– Các trở ngại hay gặp phải(Threat).

 

Hãy trung thực và khách quan khi bạn phân tích, động não và sau đó lập một kế hoạch để tối đa hóa và phát triển mỗi lĩnh vực.