Thủ bản bỏ túi về: ISO – Tốc độ – Khẩu độ

3027548_thubanbotui_5_camera_tinhte

Thủ bản bỏ túi này giúp người bắt đầu chơi chụp ảnh. Sau khi tìm hiểu cái máy ảnh, cấu trúc hoạt động, thao tác các nút bấm… thì việc hiểu và phối hợp ISO – Tốc độ – Khẩu độ là vấn đề đeo đuổi các bạn rất lâu trong thời gian học chụp ảnh. Thủ bản không đi sâu chi tiết để nó được gọn gàng, nên minh có giải thích thêm ở trong bài viết. Các bạn có thể download file lớn của thủ bản, in ra giấy, bỏ túi để ghi nhớ khi cần.

* Ghi nhớ ngắn gọn:

  • ISO là độ nhạy sáng – nó ảnh hưởng đến độ nhiễu hạt (noise)
  • Khẩu độ là độ mở lớn/nhỏ cho ánh sáng đi qua – nó ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh (dof).
  • Tốc độ màn trập (shutter) là thời lượng màn trập mở để ánh sáng tiếp xúc với bề mặt cảm biến ảnh – nó ảnh hưởng đến độ sắc nét/mờ nhoè với đối tượng chuyển động.

* Giải thích dài dòng:
Khẩu độ ống kính
Khẩu độ là một lỗ hổng trong ống kính được tạo ra bởi các lá thép chồng chéo lên nhau. Các lá thép dịch chuyển tạo thành độ mở cho khẩu độ lớn hoặc nhỏ. Khẩu độ lớn thì ánh sáng đi qua nhiều, và ngược lại khép nhỏ khẩu độ thì ánh sáng đi qua ít. Khẩu độ thông thường trên ống kính có các nấc sau: 1.0 – 1.4 – 2 – 2.8 – 4 – 5.6 – 8 – 11 – 16 – 22 – 32. Số càng nhỏ thì độ mở của khẩu độ càng lớn. Mỗi nấc thường được gọi là 1 khẩu. Xoay vòng từ 5.6 -> 8 gọi là khép 1 khẩu và lượng sáng giảm 1/2, xoay từ 5.6 -> 4 gọi là mở 1 khẩu và lượng sáng tăng gấp đôi.

Khoảng cách mà chủ đề hoặc sự vật hiện rõ nét trong khung ảnh được gọi là vùng ảnh rõ, độ sâu trường ảnh hoặc gọi là chiều sâu ảnh trường (depth of field – dof). Chính khẩu độ ảnh hưởng đến chiều sâu ảnh trường này. Khẩu độ khép càng nhỏ thì vùng ảnh rõ càng sâu; khẩu độ mở càng lớn thì vùng ảnh rõ càng cạn.

Tốc độ màn trập
Tốc độ của màn trập xác định khoảng thời gian ánh sáng sẽ tác động vào bộ cảm biến và được điều chỉnh bằng một vòng chỉnh tốc độ trên thân máy (shutter dial). Các chỉ số chỉ tốc độ màn trập là con số tỷ lệ so với 1 giây, như 500 nghĩa là 1/500 giây. Các chỉ số thông thường chỉ tốc độ màn trập: 30s – 15s – 8s – 4s – 2s – 1s – 2 – 4 – 8 – 15 – 30 – 6- – 125 – 250 – 500 – 1000 – 2000 – 4000 – 8000 …
Mỗi nấc tốc độ tương ứng thời gian màn trập mở nhanh gấp đôi nấc đứng trước nó và bằng 1/2 nấc đứng sau nó. 1/125 nhanh gấp đôi tốc độ 1/60 và 1/250 nhanh gấp đôi 1/125 chẳng hạn.

Phối hợp tốc độ và khẩu độ
Tốc độ và khẩu độ sẽ được phối hợp với nhau để điều chỉnh lượng sáng tác dụng vào bộ cảm biến. Để dễ hình dung, ta ví dụ cái ly hứng nước ở cái vòi. Vòi mở lớn, ly nhanh đầy. Vặn vòi nhỏ cho rỉ từng giọt, cái ly đầy nước sau một khoảng thời gian dài. Tốc độ và khẩu độ làm việc với nhau gần như vậy.

Với lượng sáng lớn (khẩu lớn) thì cảm biến chỉ cần khoảng thời gian lộ sáng ngắn (tốc độ nhanh) là nhận đủ lượng sáng cần thiết (đủ sáng). Với cùng một cường độ sáng, cặp thông số 1/500 – f/4, 1/125 – f/5.6, 1/60 – f/8 hay 1/30 – f/11 … có cùng lượng sáng vào bộ cảm biến như nhau.

Như vậy, với cùng một cường độ sáng, ta có thể dùng nhiều cặp tốc độ khẩu độ khác nhau để cho cùng một lượng sáng như nhau đi vào cảm biến ảnh. Nói cách khác, với một giá trị lộ sáng (exposure value – EV), ta có nhiều tuỳ chọn thời chụp (tốc độ phối hợp với khẩu độ) khác nhau tuỳ ý đồ riêng. Chẳng hạn muốn lấy vùng ảnh rõ (dof) thật sâu thì dùng tốc độ chậm – khẩu độ nhỏ, muốn bắt dính chuyển động thì dùng tốc độ nhanh – khẩu độ lớn.

Dowload – In ra giấy – bỏ tủi: Link này

Nguồn: blog.hamburger-fotospots