Các định dạng hình ảnh phổ biến

Là một người chơi hệ ảnh, liệu bạn có phân loại được hết các loại định dạng ảnh hay dùng hay không? Hãy cùng Vui Nhiếp Ảnh tìm hiểu các định dạng ấy nhé!

Thông thường, người ta hay sử dụng các loại định dạng như PNG, JPEG, JPG để lưu trữ hình ảnh, nhưng còn các loại định dạng ảnh khác nữa với những nhu cầu và mục đích khác nhau.

1. PNG

Về độ nổi tiếng và phổ biến, chắc chắn là không ai có thể vượt qua PNG, đây có thể xem là định dạng ưa thích của rất nhiều người. PNG là chữ viết tắt của cụm từ Portable Network Graphics – tạm dịch “Đồ hoạ mạng di động” là định dạng tệp đồ hoạ raster hỗ trợ nén dữ liệu nhưng không làm mất chất lượng hình ảnh.
Được ra đời năm 1996, PNG là sự thay thế cho định dạng GIF với chất lượng truyền tải hình ảnh tương đương. Định dạng PNG rất thích hợp cho hình ảnh logo, website, chỉnh sửa hình ảnh. Do đó, dân thiết kế rất quen thuộc với định dạng này. Ngoài ra thì các Photography cũng rất chuộng sử dụng định dạng này.

2. JPG

Cũng là một định dạng lưu trữ phổ biến, tuy nhiên JPG có phần lép vế một chút so với mấy anh em khác. Được phát triển vào năm 1992, JPG ứng dụng công nghệ nén làm mất dữ liệu nên hình ảnh bị thiếu độ sắc nét. Đặc biệt là trong chỉnh sửa hậu kỳ thì việc xuất hình liên tục làm cho độ phân giải của các ảnh JPG bị kém đi.
Đó là lý do vì sao các nhiếp ảnh gia ít sử dụng JPG để chỉnh sửa hình ảnh, mà dùng để xuất ra sản phẩm cuối cùng thôi. Điểm cộng của định dạng này là tương thích hầu hết với mọi loại trình duyệt Internet hiện tại, và chất lượng hình cũng khá tốt nên vẫn được sử dụng thường xuyên.

3. GIF

Khi nhắc tới GIF, người ta nghĩ ngay tới các ảnh động thường thấy trên Internet. Nhưng thực tế, GIF ban đầu là một định dạng để lưu trữ hình ảnh.
Được sử dụng đầu tiên vào những năm 1987, định dạng GIF sở hữu hệ 256 màu, dùng để lưu trữ hình ảnh trên các máy tính 8 bit từ thời xưa lơ xưa lắc kia. Thế nhưng, khi mà thế giới đang chuyển động hàng ngày, thì một định dạng chỉ sở hữu 256 màu rất khó để truyền tải hết chất lượng hình ảnh.
Thế nhưng, GIF vẫn tồn tại song song với các định dạng khác nhờ vào tính năng tạo hình động vô cùng độc đáo của mình. Tuy lỗi thời, nhưng vì sự tiện lợi và tương thích với toàn bộ các nền tảng, chả ai cũng như cũng chả có cách nào toàn vẹn để thay thế GIF cả.
GIF thật sự là một định dạng vô cùng thú vị. Và chắc còn rất lâu nữa, chúng ta mới thay thế được GIF đó.

4. TIFF

TIFF là một định dạng được tạo ra từ 1986 với một mục đích muốn mọi người cùng dùng chung một định dạng file chuẩn trong công việc. Với chất lượng hình ảnh vô cùng đáng kinh ngạc, đây luôn là một định dạng ưa thích của lĩnh vực in ấn.
Tuy nhiên, TIFF lại không được phổ biến nhiều vì kích thước lớn. Thực tế thì dù có nén hay không, thì định dạng TIFF không làm mất bất kỳ dữ liệu hình ảnh nào. Vì thế khi so với các định dạng khác như JPG hay PNG.
Ngoài ra, loại file này cũng mất khá nhiều thời gian để chỉnh sửa, nên TIFF thì phù hợp hơn với Graphic và chỉ được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng mà thôi.

5. BMP

Và định dạng cuối cùng trong series của chúng ta chính là BMP, một định dạng khá ít được nhắc đến. Ở đây không nói về những dân chuyên, mà nói về độ phổ biến của định dạng này đối với đại chúng là quá ít, có cảm giác như người ta đã lãng quên nó từ lâu lắm rồi.
Đặc điểm nổi bật nhất của định dạng BMP là tập tin hình ảnh thường không được nén bằng bất kỳ thuật toán nào. Định dạng này được hỗ trợ ở hầu hết phần mềm đồ họa của Windows, nhưng do không giữ được độ sắc nét khi nén nên cũng ít người dùng nó để truyền tải hình ảnh cả.
Nhưng về chất lượng thì khỏi phải bàn nha, file BMP là cực kỳ hợp để in ấn. Vậy là chúng ta đã đi qua hết các định dạng thường thấy trong in ấn và máy ảnh. Bạn hay sử dụng định dạng nào nhất và ấn tượng với định dạng nào nhất? Chia sẻ với Vui Nhiếp Ảnh nhé!

Vui Nhiếp Ảnh tổng hợp và biên tập.