Nhà báo Giản Thanh Sơn

Tóm tắt lý lịch Giản Thanh Sơn
Nhà báo Giản Thanh Sơn sinh ngày 19-5-1957 tại Tỉnh Long An, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Anh có nhiều triển lãm ảnh thu hút sự quan tâm của công chúng. Gần đây nhất, anh tổ chức triển lãm Không ảnh Sài Gòn và tặng toàn bộ số tiền thu được cho một quỹ từ thiện trẻ em Nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn đã đoạt giải thưởng đặc biệt với tác phẩm Công trình lịch sử và hai giải Ba với Hệ thống giao thông ven kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè và Bến phà Thủ Thiêm. Giản Thanh Sơn nhận Kỷ lục Việt Nam lần thứ nhất khi triển lãm bộ ảnh Chân dung chính khách, gồm các bức hình ông chụp các nhà chính trị của Việt Nam và thế giới ngay trên lãnh thổ nước ta. Lần thứ hai ông nhận kỷ lục này khi triển lãm bộ ảnh Việt Nam nhìn từ không trung, gồm những bức hình chụp lãnh thổ Việt Nam từ trên máy bay.PV Báo Công An TP Hồ Chí Minh
Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam
Giải thưởng: Kỷ lục gia Việt Nam về người chụp ảnh chân dung chính khách
Quan niệm sống: Thân thiện với mọi người, luôn hết lòng vì đồng nghiệp
Giản Thanh Sơn thời trẻ
Khoảng 40 năm trước, công cụ của một nhà báo là cây bút và máy ảnh. Từ những kinh nghiệm làm nghề và những trải nghiệm trong cuộc sống, tôi nảy ra những ý tưởng phục vụ cho những dự án cá nhân của mình năm 1993, khi lần đầu tiên chụp được ảnh một lãnh tụ nước ngoài là Tổng thống Pháp Franc5ois Mitterrand khi ông đến thăm TP.HCM, Sơn còn là phóng viên của báo Long An. Sau cuộc “gặp gỡ” vị tổng thống này, Sơn hình thành nên ý tưởng: thực hiện bộ sưu tập ảnh về chân dung các lãnh tụ và chính khách nước ngoài. Họ đến VN để đánh dấu một sự kiện lịch sử – ngoại giao và dễ gì họ trở lại lần hai để có thể tìm lại cơ hội bấm máy. Sơn đầu quân vào làng báo Sài Gòn. Và, với bài báo phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bùi Thiện Ngộ năm 1994, anh đã lọt vào “mắt xanh” của báo Công An TP.HCM. Về đây từ 1995, anh mới có nhiều điều kiện để tiếp cận các chính khách quốc tế cũng như có cơ hội thực hiện ý tưởng của mình. Gặp Sơn trong mấy năm đầu tiên anh tập tễnh hành nghề ở Sài Gòn (cùng chiếc máy ảnh không đồng bộ với cái đèn và chưa đủ tiền để mua nhiều phim mà “đốt” cho các chân dung chính khách), anh em chẳng có nhiều ấn tượng, ngoài việc đó là một con người hiền lành, dễ thương với những bài viết và ảnh đăng trên báo Công An. Thế rồi tay viết và nhất là tay máy của anh càng ngày càng cứng cáp và sắc nét. Từ đó, ảnh chính khách hoặc lãnh tụ trong nước và quốc tế đăng trên báo này hầu hết được ký tên Giản Thanh Sơn.
Nguồn sưu tầm