10 lỗi cơ bản cần tránh trong nhiếp ảnh

Có những lỗi khá cơ bản mà những người chụp ảnh đặc biệt với những tay máy mới vào nghề thường mắc phải như mắt đỏ, ảnh nhiều chi tiết nên bị rối hoặc ảnh bị nhiễu.

Với những lỗi này, nếu tìm hiểu ban hoàn toàn có thể khắc phục để giúp bức ảnh được như ý muốn. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc các gợi ý từ trang ExposureGuide.

1. Ảnh bị mờ

Một điều mà nhiều nhiếp ảnh gia nghiệp dư thường phàn nàn là hình ảnh họ chụp bị mờ. Câu trả lời cho vấn đề này là do không có đủ ánh sáng đến bộ cảm biến nên máy ảnh khó bắt được hình ảnh rõ nét.

Vậy làm sao để khắc phục vấn đề này? Có nhiều cách khác nhau như bạn có thể dùng chân máy hoặc monopod khi phải chụp trong điều kiện thiếu sáng, lựa chọn thiết lập ISO cao hơn cho tốc độ màn trập nhanh hơn hay sử dụng đèn flash để “đóng băng” mọi chuyển động.

2. Độ tương phản quá cao 

Một bức ảnh có độ tương phản quá cao sẽ cho thấy sự khác biệt lớn giữa vùng sáng và vùng tối của hình ảnh. Điều này càng rõ rệt hơn khi bức ảnh được chụp vào những ngày có nắng. Trong trường hợp này dùng, bạn có thể sử dụng đèn flash để bổ sung ánh sáng vào vùng tối và thử chỉnh bù sáng thấp hơn từ 1 hay 2 giá trị để xem sự khác biệt nào hay không.

XEM THÊM: Cách chụp ảnh tương phản sáng High Key

3. Mắt đỏ 

Mặc dù hiện tượng có thể dễ dàng được khắc phục bằng những phần mềm chỉnh sửa ảnh nhưng tốt hơn hết là người chụp hãy tránh để hiện tượng này xảy ra. Mắt đỏ là hiện tượng xảy ra khi người được chụp có mắt sáng khi đèn falsh máy ảnh phản chiếu trong võng mạc của họ. Hiện nhiều loại máy ảnh có chế độ khử mắt đỏ tự động. Một cách khắc phục khác để tránh hiện tượng này là hãy nhắc người chụp không nhìn vào máy khi chụp để tránh ánh sáng phản chiếu trong mắt. Ngoài ra bạn cũng có thể làm cho căn phòng thật sáng để nhiều ánh sáng chiếu vào mắt đối tượng, đồng tử mắt sẽ co lại vì bị chói. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp điều này khó có thể áp dụng.

4. Ảnh tái màu 

Tái màu là hiện tượng cũng thường gặp trong nhiếp ảnh kỹ thuật số. Để khắc phục hiện tượng này bạn có thể dùng các thiết lập cân bằng trắng (WB – white balance). Bạn cũng cần lưu ý chọn chế độ tự động hay các thiết lập cân bằng trắng phù hợp vpis các tình huống khác nhau.

Ví dụ: khi chụp trong nhà với ánh sáng từ bóng đèn ảnh có thể bị ngả màu vàng cam. Thiết lập chế độ Tungsten Light sẽ tự động thêm vào màu xanh giúp cân bằng ánh sáng.

5. Ảnh xuất hiện những chi tiết dư thừa 

Khi xây dựng bố cục cho bức ảnh, chắc hẳn bạn không muốn hình ảnh của mình bị xấu đi bởi những chi tiết dư thừa. Ở hình ảnh dưới đây, dãy núi là đối tượng chính được hướng đến nhưng tảng đá phía trước (ảnh nhỏ) lại thành chi tiết gây rối tiền cảnh. Để khắc phục bạn có thể cắt cúp ảnh bằng phần mềm biên tập ảnh, sao cho hướng ánh nhìn vào đối tượng chính yếu.

XEM THÊM: “Bỏ túi” những quy tắc về bố cục không thể thiếu trong nhiếp ảnh

6. Chủ thể quá xa 

Mỗi bức hình được chụp đều nhằm truyền tải một thứ gì đó. Nếu chủ thể chụp ở quá xa, bức ảnh sẽ thật nhạt nhòa về nội dung. Bạn có thể “đến gần” hơn bằng cách dùng ống kính zoom chất lượng tốt (nên dùng tính năng chống rung nếu chụp ảnh thể thao) hoặc có thể sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để cắt cúp hình ảnh sau. Tuy nhiên điều này chỉ có thể mang lại hiệu quả khi bức ảnh chụp ở chất lượng cao nhất vì khi cắt xén có thể khiến làm giảm chất lượng hình ảnh bạn muốn có.

XEM THÊM: Ống kính tele – ứng dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng

7. Độ phân giải thấp 

Ảnh bình thường (bên trái) và ảnh chụp ở độ phân giải thấp.

Mặc dù chụp ảnh với độ phân giải thấp giúp bạn lưu trữ được nhiều ảnh hơn trên thẻ nhớ nhờ dung lượng thấp, tuy nhiên bạn không nên làm như vậy. Ảnh độ phân giải thấp sẽ không thể in ảnh ra khổ lớn vì chất lượng đã bị giảm, điều đó hiện rõ trên từng điểm ảnh. Hơn nữa lưu tập tin với định dạng JPEG cũng sẽ khiến ảnh bị giảm chất lượng. Nếu bạn bọ hạn chế về vấn đề lưu trữ, hãy mua thêm thẻ nhớ dự phòng để thoải mái chụp ảnh với độ phân giải cao hơn và tránh dùng định dạng chất lượng thấp.

8. Ảnh bị nhiễu 

Hiện tượng nhiễu trên những bức ảnh kỹ thuất số cũng giống như phim nhựa bị “hạt” với những đốm nhỏ khó chịu trên hình ảnh. Khi chụp ở ISO càng cao, ảnh càng bị nhiễu và khi phóng to ảnh những đốm nhiễu càng thấy rõ hơn. Những ảnh chụp vào ban đêm thường gặp tình trạng bị nhiễu khá nhiều vì khi đó máy ảnh phải “cố gắng” ghi lại đủ các chi tiết.

Để giảm tình trạng nhiễu, bạn có thể sử dụng các thiết lập chất lượng hình ảnh lớn nhất và luôn dùng chân máy để có thể chọn thiết lập ISO thấp nhất mà ảnh không bị mờ.

XEM THÊM: Mách bạn bí quyết chụp ảnh đêm đẹp

9. Ảnh thiếu sáng 

Ảnh chụp thiếu sáng xảy ra khi không có đủ ánh sáng đến bộ cảm biến của máy ảnh. Khi chụp hình nếu trên màn hình thấy hình ảnh quá mờ nhạt và thiếu sáng, bạn có thể thử mở khẩu độ để lấy nhiều ánh sáng hơn. Bạn cũng có thể điều chỉnh khẩu độ trên máy ảnh bằng cách chọn ‘+’ để thêm ánh sáng.

10. Ảnh dư sáng 

Nếu ảnh bị quá sáng và thiếu chi tiết là ảnh bị phơi sáng lâu, nghĩa là có quá nhiều ánh sáng chiếu vào bộ cảm biến của máy ảnh. Điều này đặc biệt hay xảy ra vào những ngày nắng chói hay với những đối tượng chụp sáng màu. Để khắc phục hiện tượng này bạn có thể thử bù sáng hình ảnh bằng cách chọn -0.5 hay -1 và xem có giữ được thêm chi tiết hay không. Ngoài ra, phương pháp đo điểm (spot metering)cũng hữu ích trong trường hợp này để có kết quả chính xác. Trong ảnh bạn hãy chọn một vùng trung tính (midtone) để làm chuẩn. Đây là vùng nằm giữa vùng sáng và vùng bóng đổ.

XEM THÊM: Tìm hiểu chế độ bù sáng trong nhiếp ảnh

Van.vn (Theo ExposureGuide)